Các môn thể thao mạo hiểm cần có chứng chỉ để chơi

Tiêu đề là Các môn thể thao mạo hiểm cần có chứng chỉ để chơi nhưng thật ra, chính xác hơn là Các môn thể thao mạo hiểm cần có chứng chỉ để chơi một mình. Thể thao mạo hiềm ở đây là những môn như dù lượn, leo núi chứ không phải "thể thao mạo hiểm" trên các trang b*t88 đâu nhé.

Các bạn xem video thể thao mạo hiểm trên mạng thấy rất phấn khích

Nhưng có thể bạn chưa biết phần lớn các môn này cần CHỨNG CHỈ mới được phép chơi. Không phải cứ thích là chơi được đâu.

cac-mon-thao-mao-hiem-can-co-chung-chi

Danh sách các môn thể thao cần hoàn thành đào tạo và được cấp chứng chỉ

Bay bằng bộ áo có cánh (Wingsuit Flying).

+ Chứng chỉ nhảy dù (Skydiving License).

+ Chứng chỉ Wingsuit Skydiving.

Nhảy dù (Skydiving)

+ Chứng chỉ nhảy dù (Skydiving License).

Leo núi chuyên nghiệp (Rock Climbing, Mountaineering)

+ Chứng chỉ leo núi đá "Rock Climbing Certification".

+ Chứng chỉ Leo Núi Cao & Leo Núi Băng Tuyết (Mountaineering Certification).

Dù lượn (Paragliding)

+ Chứng chỉ Paragliding.

Tàu Lượn (Hang Gliding)

+ Chứng chỉ Hang Gliding.

Lướt sóng chuyên nghiệp (Big Wave Surfing)

Chỉ áp dụng cho các vùng nước nguy hiểm

+ Chứng chỉ cứu hộ biển & an toàn nước (ISA Water Safety).

+ Chứng chỉ Lặn & Giữ Hơi Dưới Nước (Breath-hold Training).

Lặn biển (Scuba Diving)

+ Chứng chỉ Lặn Biển Cơ Bản (Open Water Diver).

+ Chứng chỉ Lặn Cứu Hộ (Rescue Diver).

(Danh sách có thể không đầy đủ)

Ở Việt Nam, bạn cần xin giấy phép nếu muốn chơi các môn liên quan đến bay lượn, nhảy dù. Nếu vi phạm, bạn có thể bị phạt đến 50.000.000đ.

Nguyên nhân mình viết bài này là từ ChatGPT. Trong lúc mình đang hỏi về Wingsuit Flying thì GPT có nhắc nhở mình là môn thể thao này cần qua đào tạo và cấp chứng chỉ. Trước đó mình chưa từng biết đến yêu cầu này.

Cảm ơn bạn đã bỏ thời gian đọc bài viết! Hẹn gặp lại....

Ý kiến khác

Tưởng ko có bằng cấp vẫn chơi được nhảy dù chứ. Nhưng là kiểu buộc cùng với thợ nhảy dù , 2 người nhảy chung 1 dù. Đúng vậy, giống như việc bạn đi xe máy vậy, người chở phải có bằng còn người ngồi sau phải đảm bảo thiết bị an toàn đội nón bảo hiểm. Những bên cho thuê dịch vụ cũng phải tuân thủ các quy định về giấy phép giống như việc cho thuê xe, người thuê phải có bằng lái và giấy tờ theo quy định.

Cần gì chứng chỉ hồi nhỏ t ra kênh lặn suốt. Nếu bạn tự túc trang thiết bị thì bạn tự làm tự chịu. Nhưng, nếu xảy ra tai nạn có ảnh hưởng đến người khác thì đó là một trách nhiệm hoặc bất lợi pháp lý. Giống như chạy xe không đội mũ bảo hiểm, té chết ráng chịu nhưng nếu đụng người khác. Mặc dù hành vi không đội nón bảo hiểm không liên quan trực tiếp đến nguyên nhân tai nạn nhưng sẽ là bất lợi pháp lý (chứng minh cho việc bạn cẩu thả, bất cẩn) khi xảy ra tranh chấp kiện tụng hoặc truy tố.

Fai fai lửa chùa mà, mạo hiểm gì 🐧 *joke*

---

Độ uy tín: ChatGPT, người viết có kiểm tra lại thông tin, có bình luận đánh giá

Nguồn: T**n Q**c B** đăng trong nhóm j2team

0 bình luận